Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân hay còn được gọi là kỹ thuật chuyền bóng dài. Đây là một trong những kỹ thuật đá bóng cơ bản và thông dụng nhất trong bóng đá.
Tác dụng của kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân
- Kỹ thuật này thường được sử dụng để chuyển bóng ở cự ly ngắn và trung bình.
- Bên cạnh đó, các cầu thủ còn dùng động tác này để thực hiện cú dứt điểm hoặc phá bóng
Nguyên lý kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân
- Link xem: trực tiếp bóng đá
Đá bóng nằm tại chỗ
- Do đặc điểm khi tiếp xúc giữa bàn chân (bằng mu trong) và bóng nên cách chạy đà của kiểu đá này phải chếch với hướng đá bóng đi khoảng 450.
- Khi chạy tốc độ phải tăng dần, độ dài bước chạy ngắn, tần số cao để dễ điều chỉnh ở bước cuối cùng trước khi đặt chân trụ.
- Động tác lăng chân về trước bắt đầu bằng việc lấy khớp hông làm trụ, dùng đùi vung cẳng chân từ sau ra trước.
- Tiếp xúc với bóng là cạnh trong bàn chân, tính từ ngón chân cái tới phía trong mắt cá chân
- Sau khi bóng rời chân thì tiếp tục lăng chân về phía trước, theo quán tính bước về trước 1 vài bước để giảm tốc độ của cơ thể và 2 tay dang rộng tự nhiên để giữ thăng bằng và trở lại hoạt động bình thường.
Đá bóng lăn sệt
- Căn cứ vào hướng bóng lăn, phán đoán tốc độ rồi nhanh chóng chọn vị trí thích hợp, đảm bảo đúng điểm đặt chân trụ, và thời điểm tiếp xúc bóng để đá bóng đi theo đúng hướng dự định.
- Khi đá các loại bóng đang lăn sệt thì mũi bàn chân trụ luôn phải thẳng hướng với hướng đá bóng đi, đầu gối hơi khụyu thấp, thân người nghiêng về trước một bên với bóng.
Tiến hành tổ chức hướng dẫn tập luyện
Bạn tập theo một trình tự từ chậm đến nhanh, dễ đến khó:
- Tập mô phỏng không bóng giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ theo hình vẽ trên sân.
- Tập mô phỏng trên bóng
- Tập đá bóng chết vào các điểm cố định trên tường
- Tập hai người hoặc nhiều người, đặt bóng chết đá chuyền cho nhau, rồi di chuyển đá bóng lăn sệt với các tính năng khác nhau.
- Tập sút cầu môn từ các cự ly khác nhau.
Hệ thống bài tập kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân
- Tập mô phỏng các giai đoạn của kỹ thuật động tác theo hình vẽ trên sân.
- Đặt bóng chết, 1 người dùng gầm bàn chân đè lên phía trước bóng, người kia tập mô phỏng chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng.
- Đặt bóng chết cách tường khoảng 15- 25m, đá vào các điểm cố định trên tường.
- Hai người đứng cách nhau 20 – 30m đá bóng chuyền cho nhau.lúc đầu tập đá bóng chết rồi sau tới đá bóng động.
- Tập phát bóng ( bóng chết ) từ vạch 5m50 lên vòng trung tâm sân.
- Tập đá phạt góc.
- Hai người một bóng cách nhau 20 – 30m chạy song song chuyền bóng cho nhau. Sau khi nhận được bóng thì dẫn vài nhịp rồi chuyền trả lại cho đồng đội.
- Dẫn bóng dọc biên xuống khu vực phạt góc thì đá tạt vào khu vực trước cầu môn.
- Đặt bóng chết ở các cự ly và góc độ khác nhau tập sút cầu môn.
- Phối hợp với đồng đội tập sút cầu môn. Trong nhữnh pha phối hợp người chuyền cần chuyền nhiều dạng bóng cùng tính năng khác nhau, sát với yêu cầu thực tế đặt ra để đồng đội tập sút cầu môn.
Cách thực hiện kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân
Gồm 5 giai đoạn:
Chạy đà:
- Chếch bóng từ 45 – 60°, tốc dộ tăng dần đều, bước cuối dài.
Chân trụ:
- Đặt ngang và cách bóng 20 25cm (30cm đối với người chân dài), lần lượt đặt từ gót chân, má ngoài rồi cả bàn chân
- Mũi bàn chân hướng đến điểm cần đá.
- Đầu gối khuỷu, toàn bộ trọng tâm cơ thể dồn vào chân trụ
Chân lăng
- Vung từ sau ra trước biên độ rộng, tốc độ bột phát.
- Bàn chân và cẳng chân tạo thành một góc vuông gần 90°.
Tiếp xúc bóng:
- Điểm tiếp xúc là tâm đít quả bóng, điểm chạm được tính từ ngón chân cái đến mắt cá phía trong của bàn chân.
- Khi tiếp xúc bóng, cổ chân giữ chắc.
Kết thúc:
- Khi thực hiện và kết thúc động tác, thân người nghiêng về phía chân trụ và hơi ngả về sau, hai tay vung tự nhiên
Những lỗi thường mắc:
- Không duỗi hết mu bàn chân và tiếp xúc bóng không đúng tâm bóng (so với người đá). Vì thế bóng thường không đi đúng mục tiêu và bị xoáy, lệch hướng. Đồng thời, vì bị phân tán lực nên đường bóng đi yếu, không bay được xa.